Sự thiếu hụt lao động tại Rumani và cơ hội cho lao động Việt?
Trong nhiều năm gần đây, tình trạng thiếu hụt lao động bản địa tại Rumani chính là một trong những điều kiện thuận lợi để người lao động Việt có thể dễ dàng hơn với việc XKLĐ Rumani nâng cao thu nhập. Cùng HT GROUP tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này nhé.

Là đất nước có 4 triệu dân nhưng cư dân lại thích di cư sang các nước phát triển khác làm việc để có tiền lương cao hơn, chỉ trong quý I-2019, Rumania đã cấp hơn 11.000 giấy phép lao động, trong khi con số này trong cả năm 2018 là 10.500.
Theo một công trình nghiên cứu mới đây của công ty cung ứng lao động thời vụ Mỹ Manpower, có đến 4/5 chủ sử dụng lao động Romania gặp khó khăn trong việc tuyển người.
Lao động có tay nghề tại Romania thiếu hụt 61% (năm 2015) và 65% (năm 2016). Đây đang là thực trạng khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhiều nhà máy, xí nghiệp tại đất nước này.
Các ngành nghề doanh nghiệp Romania khó tuyển dụng hiện nay gồm kỹ sư cơ khí, thợ hàn kỹ thuật cao, chuyên gia công nghệ thông tin, thợ sử dụng máy móc tự động, nhân viên nhà hàng-khách sạn, kỹ thuật viên quản lý và kinh doanh bán hàng…
Romania là thị trường tiềm năng, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, ngành nghề phù hợp với lao động Việt Nam, mức lương và thu nhập của người lao động đảm bảo, chi phí trước khi đi thấp.
Trong những năm gần đây, lao động Việt Nam được các doanh nghiệp Romania tuyển dụng sang làm việc chủ yếu là các ngành nghề lao động phổ thông như thợ hàn, thợ xây, thợ mộc, thợ lắp ráp cơ khí, thợ may, đốc công, giám sát…
Lực lượng công nhân lao động được tuyển chọn từ Việt Nam sang theo hợp đồng đang làm việc tại các thành phố và địa phương ở Rumania như Bucarest, Ploiesti, Constanta, Brasov, Tulcea, Timis, Iasi, Vrancea, Cluj Napoca, Olt v.v…
Ngày 28-11-2018, tại Thủ đô Bucharest, Cộng hòa Romania, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Lao động và Công bằng xã hội Rumani Marius Constatin Budai đã tiến hành hội đàm và ký kết Bản ghi nhớ (MOU) hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội. Bản ghi nhớ có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ năm 2018.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc ký kết hợp tác giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Công bằng xã hội Rumania thể hiện trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc.