Khám phá cuộc sống tại châu Âu
Khám phá, trải nghiệm cuộc sống ở châu Âu là niềm ao ước của rất nhiều người. Là một bộ phận thuộc lục địa Á – Âu, với diện tích lên đến 10.355.000km2, châu Âu khiến cư dân không thể rời mắt trước vẻ đẹp hoang sơ pha nét cổ điển. Ở bài viết này, hãy cùng HT GROUP điểm qua những điều thú vị chỉ có tại khối thịnh vượng này.

Là cái nôi của nền văn hóa, châu Âu là nơi cư trú của công đồng cư dân hơn 500 triệu người với đa dạng ngôn ngữ cùng hàng trăm tôn giáo khác nhau. Đây cũng là lý do khiến cuộc sống ở châu Âu trở nên thú vị hơn bao giờ hết, mang tới cho mọi công dân cơ hội phát triển tuyệt vời cùng môi trường sống đáp ứng mọi nhu cầu từ sinh sống, làm việc cho tới du lịch, nghỉ dưỡng. Đến với châu Âu, bạn có thể đắm chìm ngay trong nét đẹp hiện đại pha chút cổ điển, thưởng thức hàng ngàn món ngon, hòa nhịp cùng người dân thân thiện tại địa phương.
Liên minh châu Âu gồm: 27 quốc gia thành viên trải dài từ Ireland (khu vực phía Tây) cho đến Bulgaria (khu vực phía Đông). Đây được xem là châu lục có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới với nhiều siêu cường quốc.
Về vị trí địa lý, châu Âu thuộc bộ phận của lục địa Á Âu, là bán đảo khổng lồ có diện tích lên tới 10.355.000km2, ba mặt giáp biển Bắc Băng Dương – Đại Tây Dương – Địa Trung Hải.
Ngoài ra, châu Âu còn được ngăn cách với châu Á bởi dãy Ural, dòng sông Ural, dãy Caucasus và một phần của biển Caspian. Đường bờ biển của châu Âu rất dài, lên tới 43.000km với nhiều bán đảo, vũng vịnh cùng biển ăn sâu vào khu vực đất liền do bị cắt xẻ mạnh. Chắc hẳn bạn đang rất tò mò điều gì khiến cuộc sống ở châu Âu lại trở thành niềm ao ước của nhiều người đến thế. Dưới đây là top những điều thú vị thu hút bạn ngay lập tức khi tìm hiểu về châu Âu.
1. Thiên nhiên và khí hậu ở châu Âu

Là lục địa duy nhất trên thế giới tọa lạc tại từ 36o đến 71o vĩ tuyến Bắc, gần như hoàn toàn trong miền ôn đới, khí hậu tại châu Âu được chia làm 3 miền rõ rệt:
Khí hậu cực và cận cực: Thông thường, bờ biển Bắc Băng Dương cùng các đảo phía Bắc thuộc miền khí hậu cực và cận cực. Đặc trưng khí hậu cực, cận cực là nhiệt độ quanh năm ở mức rất thấp, đất đai ẩm ướt, xuất hiện nhiều đầm lầy do nước bốc hơi chậm. Mùa đông: lạnh (kéo dài từ tháng 7 – tháng 10). Mùa hè: mát mẻ, có mây, mưa nhỏ (thời gian diễn ra ngắn).
Khí hậu ôn đới: gồm 2 miền chính là miền khí hậu ôn đới hải dương và miền khí hậu ôn đới lục địa.
Miền khí hậu ôn đới hải dương: đây là miền khí hậu đặc trưng của một số quốc gia vùng ven Tây Âu. Ngoài ra, so với đại dương, tùy vào vị trí từng miền, khí hậu sẽ có tính chất khác nhau như: Miền quần đảo Anh, miền bán đảo Jutland, Pháp, Tây bán đảo Scandinavia. Vào mùa đông, tiết trời ấm áp, mùa hè, khí hậu mát mẻ. Trung bình nhiệt độ được đo vào tháng giêng tại các khu vực này thường trên 0 độ C. Lượng mưa tập trung nhiều vào mùa thu và mùa đông, đạt ngưỡng 2000mm/năm. Tính chất khí hậu ôn đới hải dương giảm dần khi vào sâu lục địa như: Đức, Áo, Ba Lan, Slovakia, Đông Pháp,…Tại các quốc gia này, khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không lạnh như khu vực bờ biển Tây Âu.
Miền khí hậu ôn đới lục địa: đây là miền khí hậu đặc trưng của khu vực Đông Âu. Đặc điểm: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Khí hậu dần trở nên khắc nghiệt khi dần lùi sang phía đông. Cụ thể: mùa đông kéo dài, rất lạnh, nhiệt độ ban đêm có thể xuống -20, -30 độ C, mùa hè nóng – khô, ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: đây là miền khí hậu đặc trưng của khu vực Nam Âu với đặc điểm: Mùa hè nóng gắt – khô, mùa đông mưa nhiều – mát dịu. Nhờ có hệ thống núi Alps và Carpathians ngăn khối không khí lạnh tràn xuống từ phương Bắc, do đó, Nam Âu ít lạnh hơn các khu vực khác ở châu Âu. Theo kết quả tháng giêng, nhiệt độ trung bình là 5 – 10 độ C. Tháng bảy nhiệt độ trung bình vào khoảng 25 độ C. Lượng mưa dồi dào, đạt ngưỡng 1000mm/năm, xuất hiện nhiều vào mùa đông.
2. Cuộc sống ở châu Âu dễ dàng hơn nhờ kinh tế phát triển

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào nhiều lĩnh vực, cuộc sống ở châu Âu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân từ học tập – giải trí – du lịch,…Cuộc Cách mạng công nghiệp lan rộng từ Anh vào thế kỉ 18 là bước ngoặt lớn nhất, đánh dấu vị thế thống trị trên toàn thế giới của châu Âu. Cụ thể: châu lục này đã có sự phát triển vượt bậc về khoa học – kỹ thuật, đồng thời nhanh chóng sử dụng máy móc phức tạp, tăng năng suất lao động, đẩy mạnh số lượng và chất lượng sản phẩm.
Có thể nói, châu Âu là tổ hợp phát triển của tổ chức siêu quốc gia gồm: Liên Minh Châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA).
Nông nghiệp: Hoạt động nông nghiệp chủ yếu tại châu Âu, đặc biệt là khu vực các nước Tây Âu đến từ việc chăn nuôi bò sữa, cung cấp thịt. Ở khu vực Đông Âu, hoạt động chủ yếu là trồng trọt. Các sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng tại châu Âu là: lúa mì, yến mạch, lúa mạch, đậu, khoai tây, củ cải đường,…Bên cạnh đó, châu Âu cũng nuôi một số loại động vật tại các trang trại tân tiến nhằm cung cấp sữa thịt, trứng như: bò sữa, bò thịt, cừu, heo, dê, gà vịt. Tại châu Âu, máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất hiện đại được áp dụng nhằm giảm thiểu chất độc gây hại trực tiếp tới sức khỏe con người cũng như nâng cao năng suất lao động. Do đó, cuộc sống ở châu Âu của người dân được đảm bảo, trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn bất kì hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.
Lâm – Ngư nghiệp: Với đường bờ biển 43.000km cùng nhiều bán đảo, quần đảo, do đó, ngành lâm – ngư nghiệp tại châu Âu rất phát triển. Cụ thể:
Công nghiệp rừng: nổi tiếng với nhiều sản phẩm từ bột giấy, gỗ dùng trong xây dựng cùng một số sản phẩm khác.
Xuất nhập khẩu: phát triển. Theo số liệu năm 2020, khu vực các nước Bắc Âu nhập khẩu lên tới 147.718 tấn, trong đó tái xuất khẩu 9714 tấn đi một số nước khác.
Khai thác khoáng sản: Tại châu Âu, loạt khoáng sản có trữ lượng lớn không thể không nhắc đến như: bôxit, niken, măng-gan, potash. Đặc biệt, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất ở châu Âu chính là sản xuất khí thiên nhiên, dầu mỏ. Lượng khí, dầu mỏ này được khai thác chế biến trong thời gian dài từ nhiều mỏ ngoài khơi khu vực Bắc Hải.
Công nghiệp: Châu Âu nổi tiếng với nhiều sản phẩm công nghiệp, mang về nguồn thu khổng lồ như: kim loại, sắt thép, đóng tàu, ô tô, quần áo, dệt may,…Ngoài ra, hóa chất, các sản phẩm công nghệ cao, thiết bị điện tử cũng là ngành công nghiệp chủ chốt của châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Hệ thống giao thông tại châu Âu

Nổi tiếng với hệ thống giao thông hạ tầng hiện đại, phủ khắp các trung tâm lục địa, cuộc sống ở châu Âu mang tới cho bạn sự tiện nghi, nhanh chóng, dễ dàng với hệ thống đường tàu thông suốt, nối nhiều nước châu Âu, đảm bảo việc chuyên chở hành khách cũng như hàng hóa. Hệ thống giao thông đường thủy cũng là yếu tố quan trọng tại Châu Âu khi các nước như Anh, Italia, Na Uy, Pháp, Hy Lạp nổi tiếng với đội thương thuyền hùng mạnh cùng cảng biển tấp nập nhất thế giới mang tên Rotterdam tại Hà Lan.
Sự phát triển của hệ thống giao thông đường thủy cũng là lý do phần lớn hàng hóa tại đây đều được chuyên chở bằng đường nội thủy, thông qua các con sông như: Rhine, Seine, Elbe, Volga, Dnieper, Schelde, Danube.
Ngoài hệ thống đường thủy, tàu lửa, hàng hóa, hành khách ở châu Âu cũng có thể lựa chọn kênh chuyên chở là đường hàng không.
4. Con người ở châu Âu

Dân số ở châu Âu rất đông, lên tới 747.243.968 (theo số liệu thống kê mới nhất năm 2023), chiếm 9.33% dân số toàn thế giới. Phần lớn người dân tại châu lục này mang trong mình dòng máu chủng tộc Europeoid. Do đó, đặc điểm của họ rất khác biệt so với châu Á về: màu da, màu tóc, màu mắt, chiều cao, thể lực,…
Là khu vực đông dân, tuy nhiên trong khoảng thời gian dài, châu Âu mất cân bằng về sự phân bố dân cư cũng như tỷ lệ sinh – tử, di dân. Đầu Công nguyên, ven Địa Trung Hải là khu vực tập trung của cộng đồng cư dân đông đúc. Tuy nhiên, quá trình di dân dần thay đổi khi vào những năm đầu thế kỉ 21, dân cư tập trung rải theo vài đai từ Anh cho tới khu vực phía Đông qua các nước: Đức, Benelux, Czech, Ba Lan, Slovakia, Nga Âu (với mật độ dao động từ 125 – 400 người/km2).
Ở châu Âu, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hằng năm ở mức khá thấp và có dấu hiệu giảm sút kể từ năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ sinh thấp (1.02%), ảnh hưởng của quá trình di dân từ thôn quê ra thành phố tìm việc làm. Do đó, cuộc sống ở châu Âu thực sự rất rất tuyệt vời bởi Chính phủ rất coi trọng người nhập cư, nhằm tăng nguồn lao động cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế.
5. Cuộc sống ở châu Âu: ngôn ngữ thông dụng tại châu Âu

Ngôn ngữ chính tại các quốc gia châu Âu gồm:
German (Một phần Trung Âu và khu vực Tây Bắc): nhóm các nước Anh, Áo, Đức, Iceland, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Luxembourg với tôn giáo Đạo Tin lành, Đạo Thiên chúa.
Latinh: nhóm các dân tộc sống tại khu vực Tây Nam và phía Nam châu Âu gồm Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ngoại trừ 2 quốc gia là Moldova và Romania. Tôn giáo chính tại khu vực này là Đạo Công giáo.
Slav: nhóm các nước sinh sống tại một phần phía Nam, phía Đông và miền trung tâm như: Ukraine, Nga, Ba Lan, Belarus, Slovakia, Czech, Bosnia – Herzegovina, Serbia, Croatia, Bulgaria, Montenegro, Macedonia. Tôn giáo chính là Đạo Công giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc chính thống giáo.
Bên cạnh đó, một số ngôn ngữ khác cũng được sử dụng tại châu Âu là: Hy Lạp, Celtic, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania và Basques. Đặc biệt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp được xem là ngôn ngữ thứ hai của nhiều người tại châu Âu.
Thay vì tất bật cuốn theo nhịp sống tất bật, hối hả, cư dân châu Âu rất chú trọng tới chất lượng cuộc sống, dành nhiều thời gian cho người thân, bạn bè, để tận hưởng, thư giãn sau khoảng thời gian làm việc, học tập căng thẳng. Người dân châu Âu khá lịch thiệp và rất tôn trọng phụ nữ. Bạn có thể dễ dàng nhận được sự giúp đỡ, thậm chí lời mời ở lại dùng bữa từ những người dân thân thiện nơi đây.
6. Hệ thống y tế với trang thiết bị hiện đại

Không phải ngẫu nhiên châu Âu lại trở thành điểm đến khám chữa bệnh hàng đầu trên thế giới được nhiều người dân lựa chọn. Mỗi quốc ở châu Âu sẽ có hệ thống tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe riêng, được tài trợ chủ yếu từ nguồn thuế. Đối với hệ thống y tế tư nhân, nguồn tài trợ chủ yếu đến từ sự tài trợ của các cá cá nhân, các khoản thanh toán, chi phí cá nhân. Do đó, các dịch vụ y tế sẽ không được nguồn thuế tài trợ. Ngoài ra, công dân tại nhiều quốc gia châu Âu, các quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu cũng được cấp Thẻ bảo hiểm y tế châu Âu, nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân khi điều trị tại các quốc gia khác cùng châu lục.
7. Cuộc sống ở châu Âu với hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới

Không chỉ được thừa hưởng mọi tiện ích từ hệ thống cơ sở vật chất, giao thông, y tế hiện đại, người dân còn được tận hưởng một cuộc sống ở châu Âu với nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới. Nổi tiếng về tiêu chuẩn giáo dục cao, môi trường học tập đa dạng, châu Âu đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh với với kiến thức, kĩ năng sát thực tế, được các nhà tuyển dụng trên khắp thế giới đánh giá rất cao. Tại châu Âu, có tới hơn 4000 cơ sở giáo dục bậc cao, được đầu tư mạnh về trang thiết bị, cung cấp đa dạng khóa học các các cấp tiến sĩ, cao học, cử nhân. Việc sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giảng dạy một số chương trình học được xem là ưu sách khuyến khích, hỗ trợ, thu hút sinh viên từ nhiều quốc gia trên thế giới tới châu Âu sinh sống, học tập và làm việc. Các ngành Kinh tế, Kinh doanh cho tới Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Kỹ thuật đều cung cấp rất khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh.
Ở các quốc gia châu Âu, thông thường, học phí ở mức thấp hoặc miễn phí 100%, bởi giáo dục được đặt lên hàng đầu. Do đó, sẽ không quá ngạc nhiên khi Chính phủ cực kì chú trọng, đầu tư mạnh tay cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là nhiều ưu đãi cho công dân theo diện đầu tư định cư châu Âu.
Thep tờ US news and World Report, các trường đại học top đầu thế giới tại châu Âu gồm:
Đại học Cambridge
Đại học Oxford
Đại học London
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ
Đại học Hoàng gia London
Đại học Amsterdam
Đại học Sorbonne
Đại học Hoàng đế London
Trên đây là những thông tin thú vị về châu Âu. Hy vọng chúng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ thông tin về Xuất khẩu lao động hay các thủ tục làm việc tại Châu Âu, bạn có thể liên hệ với HT GROUP. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với đầy đủ các thông tin chính xác, chi tiết, giúp các bạn hiểu rõ hơn về các chương trình xuất khẩu lao động tại châu Âu, để bạn có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp một cách sáng suốt nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG & DU HỌC QUỐC TẾ - HT GROUP
Địa chỉ: LK4B, Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0989.787.707
Email: htgroup.ifo@gmail.com